Ngày nay, ở bất cứ đâu chúng ta đều có thể bắt gặp các quán cà phê nằm rải rác khắp nơi ở bất cứ ngõ ngách nào. Quán cà phê thì rất nhiều, nhưng muốn được nhiều người biết đến tạo nên thương hiệu, thì chỉ có những quán cà phê đã nằm trong top với hệ thống các cơ sở rộng lớn, phát triển mạnh và thu được nhiều lợi nhuận. Các chuỗi cà phê lớn này đã có một lượng khách hàng ổn định, trung thành và có sẵn thương hiệu, chính vì vậy khi lựa chọn kinh doanh hình thức nhượng quyền cafe, bạn sẽ không cần phải mất công quảng cáo quá nhiều và xây dựng thương hiệu quán. Việc kinh doanh nhượng quyền là cách nhanh nhất để bạn trở thành những người chủ thành công.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị liên quan đến nhượng quyền cà phê tại Việt Nam và những thương hiệu nhượng quyền đang rất thu hút hiện nay.
Nhượng quyền thương hiệu cafe là một trong hình loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Mục Lục
Hình thức kinh doanh cà phê nhượng quyền là gì?
Kinh doanh nhượng quyền là việc bên được nhượng quyền nhận được sự cho phép kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp sẵn có của bên nhượng quyền ở một khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định. Bên nhượng quyền sẽ nhận một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hoặc lợi nhuận.
Kinh doanh cafe nhượng quyền cũng như vậy, là hình thức mà người chủ quán sẽ thỏa thuận với thương hiệu cà phê nổi tiếng để được quyền kinh doanh mặt hàng của thương hiệu đó và thu lợi từ nó.
Hiện nay ở Việt Nam không khó để bắt gặp những thương hiệu cafe nhượng quyền cả trong và ngoài nước như cafe Cộng, Trung Nguyên, Highlands Coffee, Starbucks…
Nhượng quyền thương hiệu cafe đã trở nên phổ biến hiện nay
Các hình thức kinh doanh nhượng quyền
1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện – full business format franchise
Đây là một hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Khi thực hiện hình thức này, bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận 4 nội dung chính như sau:
- Hệ thống kinh doanh: mô hình, chiến lược, quy trình vận hành được chuẩn hóa, cẩm nang điều hành, chính sách quản lý, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ kiểm soát, khai trương, tiếp thị, quảng cáo…
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh: công thức pha chế
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ
Thông thường, bên nhượng quyền sẽ giúp bên nhận nhượng quyền về chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, chi phí để mua những trang thiết bị cho quán cafe, chi phí quảng cáo và tư vấn cũng như các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu. Đây là hình thức nhượng quyền được áp dụng phổ biến ở Việt Nam.
Ví dụ nếu bạn nhận nhượng quyền kinh doanh từ thương hiệu cà phê Trung Nguyên Legend thì bạn nhận được hỗ trợ từ khâu thiết kế, nguyên liệu, công thức cho đến các loại máy móc và giấy phép kinh doanh.
Nhượng quyền toàn diện là hình thức nhượng quyền phổ biến ở Việt Nam
2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện – Non-business format franchise
Đây là hình thức sẽ nhượng quyền một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh. Ví dụ như nhượng quyền công thức và tiếp thị, nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền hình ảnh thương hiệu…
Với mô hình này, bên nhượng quyền cà phê sẽ không giám sát và can thiệp quá sâu vào trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.
Nhượng quyền không toàn diện là nhượng quyền một phần/một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý – Management franchise
Đây là hình thức thường được áp dụng ở các chuỗi cà phê lớn. Ngoài việc cung cấp các hình thức kinh doanh và thương hiệu thì các thương hiệu lớn cung cấp cả người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát và việc thực hiện quy trình vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.
Starbucks coffee là ví dụ điển hình của loại hình này. Đơn vị này rất khắt khe trong việc lựa chọn các bên nhận nhượng quyền. Họ yêu cầu nhượng quyền có sự tham gia quản lý từ công ty chính để luôn đảm bảo chất lượng cà phê của họ.
Starbuck coffee là ví dụ của nhượng quyền có tham gia quản lý
4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn – Equity franchise
Bên nhượng quyền ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cà phê của mình, họ cũng sẽ đầu tư thêm một số nhỏ tiền vào cửa hàng nhận nhượng quyền, điều này sẽ giúp bên nhượng quyền có ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Đặc điểm kinh doanh cà phê nhượng quyền
Trong mỗi mô hình kinh doanh cà phê đều tồn tại song song những mặt ưu và nhược điểm riêng, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cafe cũng vậy. Để đánh giá được có nên kinh doanh loại hình này không hãy tìm hiểu cụ thể ưu và nhược điểm của nó:
1. Ưu điểm
Về ưu điểm, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cafe giúp cho các chủ quán giảm thiểu được tối đa nguồn vốn đầu tư ban đầu. Vì bên nhượng quyền đã có kinh nghiệm trong thi công thiết kế và vận hành nên họ sẽ biết rõ được cần đầu tư như thế nào, mua dụng cụ, vật dụng sao thì phù hợp, hạn chế những lãng phí thừa thãi.
Việc kinh doanh cafe nhượng quyền sẽ giúp giảm thiểu được chi phí marketing, xây dựng thương hiệu. Đây là lợi ích vô cùng lớn. Bạn có thể phải mất nhiều thời gian để xây dựng uy tín, danh tiếng, để khách hàng tín nhiệm cũng phải mất từ 1 đến 2 năm. Có thể quán của bạn đến khi bị đóng cửa vẫn chưa làm kịp điều này. Vì vậy khi hợp tác với các thương hiệu cà phê lớn, bạn sẽ không tốn thời gian và công sức để quảng bá thương hiệu, chỉ cần bắt đầu kinh doanh mà thôi, khách hàng sẽ yên tâm sử dụng sản phẩm vì đã biết rõ ràng về nguồn gốc.
2. Nhược điểm
Ngoài chi phí cần bỏ ra để mua thương hiệu nhượng quyền thì loại hình này còn được hiểu theo hướng khác đó là hình thức kinh doanh dập khuôn, trong đó những quán cà phê sẽ giống hệt nhau về hình thức và hoàn toàn không tạo ra được những điểm nhấn, nét riêng biệt mang phong cách cá nhân của chủ quán.
Ngoài ra cũng có thể gặp phải những rủi ro có tính dây chuyền khi một địa điểm kinh doanh nào đó trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền làm mất uy tín hoặc có những sự cố làm ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu khiến khách hàng tẩy chay sản phẩm… như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cũng như quán cà phê nhượng quyền của bạn.
3. Có nên kinh doanh hình thức cà phê nhượng quyền không?
Với những ưu và nhược điểm kể trên, việc có nên kinh doanh nhượng quyền cafe không là bài toán phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu và khả năng của chủ đầu tư để giải đáp. Nếu bạn chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm về pha chế, thiết kế quán, lên thực đơn… nhưng lại mạnh về khâu quản lý… thì nhượng quyền cà phê là một trong những cách để bạn phát huy được thế mạnh của bản thân.
Có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền hay không còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và khả năng của mỗi người để có thể trả lời được câu hỏi này
4. Hợp đồng kinh doanh cà phê nhượng quyền
Hợp đồng kinh doanh nhượng quyền cafe cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Giá chuyển nhượng: Giá cả chuyển nhượng toàn bộ thương hiệu hoặc chi phí nhượng quyền hàng năm tùy theo hình thức nhượng quyền độc quyền hay không độc quyền.
- Các quy định về phạm vi được sử dụng thương hiệu: nhãn hiệu, kiểu dáng của sản phẩm, khẩu hiệu, biểu tượng, băng rôn, bí mật kinh doanh như cách thức hoạt động, công thức pha chế, định hướng kinh doanh… của đơn vị chuyển nhượng.
- Các tiêu chí nhượng quyền cần có: địa điểm (mặt bằng kinh doanh cần đáp ứng tối thiểu bao nhiêu mét vuông), các thủ tục để thuê mặt bằng, trang trí nội thất, trang trí quán cần theo đúng yêu cầu của thương hiệu, tuân thủ khoảng cách so với các cơ sở nhượng quyền khác là bao nhiêu km, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý cũng như con người….
- Các quyền và nghĩa vụ của hai bên: Thực chất thì việc lập một hợp đồng kinh doanh nhượng quyền cafe cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và được sự nhất trí của hai bên nên tùy vào mỗi thương hiệu sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau.
- Bên nhượng quyền cần cung cấp đầy đủ cũng như tạo điều kiện và hỗ trợ cho thành viên tham gia vào hệ thống cà phê nhượng quyền. Đồng thời, bên nhượng quyền có quyền giám sát, kiểm tra đột suất hoặc định kỳ cơ sở theo sự thỏa thuận để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
- Bên nhận nhượng quyền có quyền được biết và được sử dụng các nhận diện thương hiệu. Đồng thời có nghĩa vụ phải giữ bí mật kinh doanh, công thức pha chế…
Hợp đồng nhượng quyền cần đảm bảo các yếu tố về giá chuyển nhượng, các quy định về sử dụng thương hiệu, các tiêu chí và quyền, nghĩa vụ của hai bên…
5. Lưu ý khi kinh doanh cà phê nhượng quyền
Kinh doanh nhượng quyền cafe bên cạnh những lợi ích cũng có những nhược điểm, vì vậy, khi có nhu cầu kinh doanh loại hình này cần phải nắm được những lưu ý sau để có thể thành công:
- Khả năng tài chính trước khi lựa chọn thương hiệu nhượng quyền: Cần phải tìm hiểu kỹ về chi phí nhượng quyền của bất kỳ thương hiệu nào mà bạn mong muốn kinh doanh nó. Những chi phí này không hề nhỏ, cộng thêm chi phí đầu tư ban đầu khi phải trang trí, mua sắm theo yêu cầu của thương hiệu.
- Quan tâm đến hiệu quả kinh doanh: Hãy dự đoán tương lai của thương hiệu đó. Khi đầu tư vào một thương hiệu mà nó không nhận được sự yêu thích của đa số khách hàng thì lợi nhuận đem lại chắc chắn sẽ thấp và đây sẽ là một sai lầm lớn.
- Bảo hộ thương hiệu: trường hợp này có thể ít xảy ra những không phải không có. Đó là trường hợp thương hiệu nhượng quyền bạn lựa chọn chưa đăng ký bản quyền. Như vậy rất có thể bạn phải bỏ một số tiền lớn để nhận nhượng quyền, nhưng một thời gian sau sẽ xuất hiện rất nhiều cửa hàng cung tên mà họ không mất một đồng nào.
- Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Đặc điểm của nhượng quyền kinh doanh chính là sự gò bó, rập khuôn nên rất khó để sáng tạo, rất khó để có thể đưa ra các chương trình thu hút khách hàng để làm nổi bật lên cơ sở của mình mà vẫn trong khuôn khổ cho phép. Địa điểm kinh doanh là một điểm cực kỳ quan trọng. Bởi trong tất cả các cơ sở giống nhau, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn cơ sở nào thuận tiện hơn, ví dụ như ở khu trung tâm, ở mặt đường, các địa điểm sầm uất.
Cần lưu ý một số điều để có thể kinh doanh cà phê nhượng quyền thành công
Nguồn vốn cần để kinh doanh loại hình này
Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu cafe nhượng quyền từ bình dân đến cao cấp với giá trị tương ứng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Ngoài ra có cộng thêm các khoản chi phí khác như phí quản lý khoảng 5 đến 7% doanh thu/tháng, phí nhượng quyền từ 100 đến 300 triệu/ 5 năm… Thời gian để hòa vốn thông thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, đây là khoảng thời gian quán sẽ rất đông khách. Còn nếu vắng khách thì thời gian để hòa vốn sẽ kéo dài hơn. Nếu hết hạn hợp đồng thuê mà bạn vẫn chưa hòa vốn được thì số tiền đầu tư ban đầu sẽ mất trắng.
Ví dụ về chi phí để kinh doanh nhượng quyền cafe
Các thương hiệu cà phê nhượng quyền nổi tiếng Việt Nam
1. Highlands coffee
Highland Coffee ra đời từ những năm 2000, đây là thương hiệu cafe nhượng quyền nổi tiếng hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp. Ông David Thái – người Mỹ gốc Việt là ông chủ ở đây. Sau nhiều năm phát triển, đến nay, Highland Coffee là một trong những chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam.
- Đặc trưng của Highland Coffee:
- Đây là thương hiệu hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp nên đặc điểm của thương hiệu này là không gian sang trọng, đồ uống đẹp mặt và chất lượng với dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp.
- Giá đồ uống tại đây cũng khá cao, dao động từ 50.000 đồng/cốc.
- Vậy nhượng quyền highland coffee bao nhiêu tiền?
- Phí đầu tư ban đầu từ 170.000$ đến 250.000$
- Phí nhượng quyền hàng tháng của thương hiệu là 7%
- Phí quản lý hàng tháng là 5%
- Địa điểm yêu cầu những vị trí tốt, nằm ở trung tâm hoặc ngã ba, những nơi có dân cư đông hoặc ở các khu tòa nhà văn phòng, căn hộ hoặc tại trung tâm mua sắm.
- Những điều Highland Coffee sẽ hỗ trợ khi nhượng quyền:
- Đào tạo tại chỗ từ 28 đến 42 ngày
- Đào tạo tại trụ sở trong 5 ngày
- Đào tạo bổ sung tại các trung tâm đào tạo
- Hỗ trợ về truyền thông, marketing và các hoạt động trong ngày khai trương.
Hình ảnh Highland Coffee
2. Cộng cà phê
Cộng cà phê ra đời từ năm 2007 với xuất phát điểm là một quán nước giải khát ở con phố nhỏ của Hà Nội (phố Triệu Việt Vương). Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Cộng cà phê đã có nhiều cửa hàng trên khắp đất nước và có thêm 4 cửa hàng tại Hàn Quốc. Phong cách trang trí của quán có những nét đặc biệt mang đậm chất những năm 80 xưa cũ. Từ nước sơn, màu sắc của bàn ghế đến những cốc chén đều là những món đồ cũ nhiều năm tuổi, tạo nên sự thống nhất hài hòa. Nước uống đặc trưng và rất được khách hàng ưa thích tại đây là cà phê nước cốt dừa vừa thơm hương vị cà phê, vừa béo ngậy vị dừa. Giá đồ uống ở đây từ 35.000 đến 70.000 đồng.
Hiện nay, các chi phí nhượng quyền cà phê Cộng đều chưa có thông tin cụ thể công khai. Các bạn nếu có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ để được tư vấn cụ thể hơn.
Cộng cà phê có những nét xưa cũ và thức uống đặc trưng tại đây là cà phê nước cốt dừa
3. Milano Coffee
Milano Coffee chắc hẳn là một trong những thương hiệu cafe nhượng quyền xuất hiện khá sớm và được nhiều người biết đến ở nước ta. Thương hiệu này ra đời từ cuối năm 2011 tại Sài Gòn với chủ nhân là ông Lê Minh Cường. Đối tượng khách hàng hướng tới của Milano là những vị khách bình dân với không gian quán đơn giản, giống những quán cafe cóc truyền thống của người Việt. Giá đồ uống tại đây chỉ từ 20.000 đồng/cốc.
- Chi phí để kinh doanh cà phê Milano nhượng quyền khoảng từ 90 đến 100 triệu đồng. Cụ thể:
- 10 triệu tiền bản quyền
- 25 đến 35 triệu tiền thuê mặt bằng, nhân viên, nguyên vật liệu, chi phí phát sinh khác hàng tháng….
Như vậy là với số tiền này là đã có thể kinh doanh một cửa hàng cà phê trong chuỗi cafe Milano bình dân nổi tiếng toàn quốc này.
- Đặc trưng của thương hiệu Milano là khách hàng chỉ cần tìm kiếm mặt bằng quán, còn các quá trình trang trí, sửa chữa, cung cấp vật liệu nội thất… đều do phía Milano chịu trách nhiệm.
- Số lượng cửa hàng:
- Hiện nay Milano đã phát triển tới hơn 800 cửa hàng trên toàn quốc và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
- Trong số đó có đến 50% cửa hàng có doanh số trên 40 triệu đồng mỗi tháng với số lượng bán ra trên 100 ly đồ uống mỗi ngày. Đây chắc chắn là một cơ hội kinh doanh cực kỳ tiềm năng cho những người có nguồn vốn không nhiều nhưng vẫn muốn kinh doanh hình thức nhượng quyền cafe.
- Điều kiện để kinh doanh cafe nhượng quyền Milano:
- Mặt bằng quán cà phê được xem xét dựa trên các tiêu chí về khoảng cách giữa các cơ sở, mật độ dân cư xung quanh và vị trí có thuận lợi hay không…
- Về tiêu chuẩn đồ uống: người được nhượng quyền phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc về cách pha chế, định lượng, đúng loại của Milano.
- Về sự đồng nhất của hệ thống: Người nhận nhượng quyền phải tuân theo các quy định về giá bán và cung ứng sản phẩm của Milano…
Xem thêm : Cà Phê Milano : Mở Quán Cần Bao Nhiêu Vốn, Điều Kiện và Thủ Tục
Milano Coffee là một thương hiệu cà phê bình dân với chi phí để nhận nhượng quyền kinh doanh không quá lớn
4. Trung Nguyên Legend Coffee
Tính tới thời điểm hiện tại, cà phê Trung Nguyên có thể nói là thương hiệu cà phê thuần Việt thành công nhất trên thị trường của Việt Nam. Thậm chí cà phê Trung Nguyên không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn vươn tầm ra thế giới khi là thương hiệu cà phê đầu tiên của nước ta nhượng quyền thành công từ rất sớm tại Singapore, Nhật Bản, Thái Lan…
Thương hiệu cà phê này được thành lập từ năm 1996 và bắt đầu triển khai mô hình nhượng quyền năm 2000. Đây là thương hiệu gần như đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền cafe ở nước ta và mang đến nhiều thành công vang dội.
Tổng chi phí ban đầu khi kinh doanh nhượng quyền cà phê Trung Nguyên ít nhất khoảng 3,5 tỷ đồng, cụ thể gồm:
- Chi phí nhượng quyền
- Chi phí đào tạo
- Chi phí quản lý
- Chi phí setup…
Điều kiện để kinh doanh nhượng quyền cafe Trung Nguyên:
- Địa điểm: yêu cầu mặt bằng rộng ít nhất 140m2 với vị trí thuận tiện giao thông, gần trung tâm, sầm uất…
- Về mặt quản lý: yêu cầu các chủ cửa hàng tuân thủ các yêu cầu về cách sử dụng thương hiệu, banner, logo, các công thức độc quyền về pha chế….
- Phí hàng tháng: cửa hàng cần trả 5% doanh thu mỗi tháng cho Cà phê Trung Nguyên.
Cà phê Trung Nguyên ra đời từ rất sớm và là thương hiệu cà phê thuần Việt thành công nhất trên thị trường cà phê ở nước ta
5. Gemini Coffee
Gemini Coffee được đánh giá là một trong những thương hiệu cà phê đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường cà phê với mức doanh thu ổn định. Chuỗi cửa hàng này cũng không ngần ngại thể hiện tham vọng mở rộng quy mô với các hoạt động kêu gọi các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền thương hiệu.
Hiện nay Gemini đã có mặt ở nhiều tỉnh thành phố lớn nhỏ. Thương hiệu này được định hình với phong cách mộc mạc và phóng khoáng. Nói chung, do không gian quán và thức uống không tập trung vào một phân khúc khách hàng nhất định nên Gemini trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người.
Số vốn để kinh doanh bao gồm đầu tư cho mặt bằng, cơ sở vật chất và những khoản chi phí ban đầu khoảng 600 triệu đến 1,2 tỷ đồng. Với điều kiện doanh thu của một cửa hàng hàng năm tháng khoảng từ 150 triệu đến 400 triệu đồng thì khoản tiền này sau khoảng 2 năm sẽ được thu hồi. Gemini Coffee yêu cầu mức phí quản lý hàng tháng là 5% doanh thu.
Gemini không hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể để thiết kế thực đơn và không gian quán nên đây trở thành điểm đến của nhiều người
6. Viva Star Coffee
Thương hiệu Viva Star Coffee là một thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng được thành lập từ năm 2013. Đến nay, thương hiệu này đã vươn lên đứng trong 1 trong 10 thương hiệu cafe nhượng quyền lớn nhất Việt Nam.
Với đối tượng khách hàng hướng đến là tầm trung nhưng mở rộng ở nhiều lứa tuổi, từ sinh viên đến trí thức. Viva Star nổi bật với không gian rộng rãi được trang trí trẻ trung và bắt mặt. Đồ uống có chất lượng, thơm ngon nhưng giá thành bình dân chỉ từ 25.000 đồng/cốc.
Ngoài ra, Viva Star Coffee còn đặc biệt thu hút các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền bởi thương hiệu này sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên vật liệu và dụng cụ pha chế, setup quán tổng thể cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên từ pha chế, thu ngân…
Tổng chi phí ban đầu khi tham gia kinh doanh nhượng quyền thương hiệu này từ 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng bao gồm:
- Phí nhượng quyền (có giá trị 5 năm) là 160 triệu đồng
- Phí duy trì thương hiệu hàng tháng là 5% lợi nhuận
- Phí đầu tư ban đầu cho quán gồm sửa chữa và setup quán, chuyển giao công nghệ, thủ tục, huấn luyện…. ước tính khoảng 800 triệu đồng
Điều kiện để kinh doanh nhượng quyền cafe Viva Star Coffee:
- Địa điểm thuận lợi, nằm tại vị trí sầm uất, giao thông thuận tiện, không nằm gần các cơ sở kinh doanh nhượng quyền khác và có diện tích mặt bằng tối thiểu là 100m2.
- Có tiềm lực tài chính đáp ứng tổng vốn đầu tư từ 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng.
Viva Star Coffee với mức đầu tư khoảng 900 triệu đến 1,2 tỷ để tham gia kinh doanh nhượng quyền chuỗi cà phê này
7. Urban Station
Điểm nhấn của Urban Station là cảnh cửa đỏ nổi bật rất thu hút sự chú ý của mọi người. Quán có không gian khá độc đáo, gần gũi và trẻ trung, thích hợp với giới trẻ. Sau nhiều năm hoạt động, Urban Station đã có nhiều cửa hàng tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Vũng Tàu…. Menu đồ uống ở đây rất đa dạng, có giá dao động từ 20.000 đồng/ly.
Chi phí để kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cà phê này khoảng 700 triệu đồng (trong đó bao gồm chi phí nhượng quyền là 175 triệu đồng) kéo dài trong 5 năm.
Urban Coffee nổi bật với cánh cửa đỏ cùng phong cách độc đáo, trẻ trung…
8. Z! Cafe
Thêm một thương hiệu khách thành công khi chỉ tập trung chủ yếu vào cà phê nguyên chất Việt Nam nữa đó chính là Z! Cafe. Z! Cafe được thành lập từ năm 2010 với nhiều cơ sở trên toàn quốc hiện nay.
Điểm đặc trưng của quán chính là không gian ấm cúng với sự thân thiện của nhân viên phục vụ và cà phê chất lượng hảo hạng. Mức giá đồ uống của quán từ 25.000 đồng/ly.
Tổng chi phí ban đầu cần để kinh doanh nhượng quyền Z! Cafe ít nhất là 1,2 tỷ đồng. Cụ thể:
- Phí nhượng quyền thương hiệu là 110 triệu đồng
- Phí nhượng quyền hàng tháng là 9% doanh thu của tháng
- Phí đặt cọc nhượng quyền là 45 triệu đồng (sẽ được trả lợi khi hợp tác kết thúc)
- Các chi phí khác như phí thiết kế, trang trí quầy bar, dụng cụ pha chế, xây dựng sữa chữa….
Z! Cafe cũng là thương hiệu cà phê thành công với cà phê nguyên chất Việt Nam
9. Phúc Long
Đi lên từ việc bán nguyên liệu cà phê và trà, Phúc Long có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Vì vậy, các sản phẩm của Phúc Long luôn đạt chất lượng cao nhất có thể. Việc kiểm soát chất lượng của Phúc Long cũng được làm rất kỹ. Thương hiệu này thường xuyên đầu tư cập nhật nhiều món món, công thức pha chế mới.
Tính đến cuối năm 2019, Phúc Long đã có 54 cửa hàng ở nhiều tỉnh trên cả nước.
Khi được hỏi về các chính sách nhượng quyền Phúc Long cho đối tác thương hiệu này đã chia sẻ rằng chưa có chính sách nhượng quyền. Có thể nhận thấy, thương hiệu này có những bước đi rất chậm để thăm dò thị trường mà hãng này đang triển khai.
Phúc Long có nhiều năm kinh nghiệm trong lựa chọn nguyên liệu để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất
10. The Coffee House
Tính đến nay, số cửa hàng của The Coffee House đã đạt hơn 200 cửa hàng. Hiện tại, tất cả các cửa hàng chỉ với một tay CEO Nguyễn Hải Ninh quản lý. Làm sao anh ấy có thể gánh vác được số lượng cửa hàng lớn như vậy? Bí quyết là tại đây có một quy chuẩn nhất định, đội ngũ kinh doanh bằng sự lắng nghe khách hàng và chân thành của họ, từ đó đạt được thành công như vậy. Bởi sự phát triển mạnh mẽ và tận tâm như vậy mà không ít nhà đầu tư muốn được nhận nhượng quyền The Coffee House.
Thế nhưng CEO Nguyễn Hải Ninh lại chia sẻ rằng việc nhượng quyền vô hình chung khiến cho những quyết định sau này không còn là của mình nữa, có thể mất kiểm soát hoạt động kinh doanh. Chưa kể đến những xung đột của các chi nhánh sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Vì vậy anh đưa ra quyết định là không thực hiện chính sách nhượng quyền đối với đứa con tinh thần của mình.
Hình ảnh The Coffee House
Các thương hiệu cà phê nhượng quyền nổi tiếng thế giới
1. Starbucks
Starbucks là thương hiệu cafe nhượng quyền lớn nhất đến từ Mỹ. Thương hiệu này được thành lập từ những năm 1971 và bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2013. Đến nay, Starbucks đã mở rộng với nhiều cửa hàng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước ta.
Starbucks định vị cho mình với thương hiệu cà phê cao cấp, đối tượng khách hàng của họ hướng tới là nhóm khách hàng ngoại quốc và giới thu nhập cao với mức giá từ 85.000 đồng/ly. Cách trang trí và thiết kế của quán khá thoải mái nhưng tinh tế và hiện đại.
Kể từ khi vào nước ta, Starbucks cũng không hề có dấu hiệu muốn nhanh chóng tăng độ phổ biến của mình. Thực chất, thương hiêu này rất khắt khe trong việc lựa chọn các đối tác nhận nhượng quyền xem họ có đáp ứng được hết các tiêu chí về diện tích, vị trí, khả năng điều hành… hay không. Với Starbucks, định hướng phát triển bền vững quan trọng hơn mở rộng nhanh chóng quy mô.
Tổng chi phí để nhận nhượng quyền thương hiệu Starbucks chưa công khai cụ thể, nhưng theo một số dự đoán của Hội đồng Nhượng quyền thế giới thì con số này có thể lên đến 500.000 USD.
Starbucks hướng tới đối tượng khách hàng cao cấp
2. Dunkin Donuts
Dunkin Donuts là thương hiệu cà phê lớn nữa đến từ Mỹ và được cho là đối thủ cạnh tranh của Starbucks. Trùng hợp hơn nữa, Dunkin Donuts cũng bước chân vào Việt Nam sau Starbucks mấy tháng, cũng vào năm 2013.
Đây là thương hiệu hướng đến khách hàng tầm trung, thương hiệu này luôn cố gắng giảm chi phí sản xuất, tối ưu quá trình làm việc nhưng vẫn yêu cầu đảm bảo chất lượng và dịch vụ không đổi. Giá của đồ uống ở đây trong khoảng từ 25.000 đồng/cốc.
Theo công bố của thương hiệu này thì hơn 60% doanh số của họ đến từ phí nhượng quyền và tiền bản quyền chứ không phải là từ việc bán thức uống… Vì vậy, chắc chắn chiến lược của Dunkin Donuts là đẩy mạnh chuyển nhượng thương hiệu. Tuy nhiên cũng như Starbucks, thương hiệu này cũng không công khai giá chuyển nhượng cũng như các thông tin chi phí khác.
Dunkin Donuts là thương hiệu cạnh tranh với Starbucks
Bài viết trên đây đã gửi đến các bạn đọc những thông tin về kinh doanh nhượng quyền cafe cũng như các thương hiệu cafe nổi tiếng để các bạn có thể tham khảo. Minh Tiến Coffee chúc các bạn tìm được hướng đi phù hợp với mình trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền cafe này nhé!