Nghề Barista đã xuất hiện từ rất lâu nhưng gần đây tên gọi này mới trở nên phổ biến hơn cũng như nền văn hóa đồ uống được đến gần hơn với mọi người. Vậy bạn đã biết rõ về Barista là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể khái niệm này vã những thông tin cơ bản về lĩnh vực công việc này nhé. Biết đâu bạn lại yêu thích và muốn gắn bó với công việc này thì sao?
Nhân viên Barista là gì bạn đã biết chưa?
Mục Lục
Barista là gì?
Barista là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Ý dùng để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực pha chế cà phê và những loại thức uống không cồn. Vậy Barista là nghề gì? Là những nhân viên pha chế cà phê, đảm nhận các công việc pha chế đồ uống như Capuchino, Espresso, Latte, Mocha… Đôi khi Barista còn kiêm cả phục vụ, bán hàng, chuẩn bị các nguyên liệu pha chế đầu ca và cuối ca tại các cửa hàng nhỏ.
Barista giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối với một cửa hàng cà phê bởi họ chính là những nghệ nhân tài hoa thổi hồn vào từng tách cà phê. Không chỉ đảm nhiệm một công việc chính là pha chế và tạo hình đồ uống để mang đến cho khách hàng những sản phẩm ngon miệng và bắt mắt nhất, trong cửa hàng cà phê, Barista còn phụ trách các phần công việc khác như:
- Kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu và chuẩn bị máy móc, dụng cụ, thiết bị pha chế.
- Tư vấn về đồ uống cho khách hàng.
- Sáng tạo ra những sản phẩm đồ uống mới, cập nhật, đa dạng hóa menu cho cửa hàng.
- Đảm bảo vệ sinh khu vực pha chế, các thiết bị và dụng cụ trong suốt quá trình sử dụng và sau khi sử dụng xong.
- Phối hợp với bộ phận quản lý để kiểm tra, bảo trì các loại thiết bị, máy móc.
- Kiểm tra và tạo hóa đơn nhập hàng
- …
Barista coffee là gì?
Phân biệt Barista và Bartender khác nhau như thế nào?
Vì không có nhiều hiểu biết về chuyên môn nên có nhiều người đánh đồng 2 khái niệm Barista và Bartender với nhau. Nhưng trên thực tế thì đây là lại 2 công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy Barista và Bartender khác nhau cụ thể như thế nào?
Nếu như Barista cơ bản là những nghệ nhân pha chế cà phê và thức uống không cồn nói chung và làm việc tại các cửa hàng cà phê thì Bartender lại là những người nghệ nhân chuyên pha chế các loại đồ uống có cồn như cocktail, mocktail,.. và làm việc tại các quầy bar của các khách hàng, nhà hàng, quán Bar, Club, Pub…
Nếu như Barista có kiến thức sâu rộng về cà phê thì Bartender lại là những người rất am hiểu về các loại rượu. Nếu như Barista là những nghệ nhân chuyên trang trí, tạo hình cà phê tài hoa thì Bartender lại là những người có kỹ năng biểu diễn trong quá trình pha chế rượu, cocktail tuyệt vời.
Như vậy có thể thấy Barista và Bartender rất khác nhau, từ công việc, môi trường làm việc, kiến thức về chuyên môn cũng như các kỹ năng trong nghề cần thiết. Vì vậy, hy vọng bạn đọc đã phân biệt được rõ hơn hai khái niệm công việc này rồi nhé!
Pha chế Barista là gì? Đây là những người rất giỏi trong cách trang trí, tạo hình trên cà phê, còn Bartender lại rất giỏi trong quá trình biểu diễn các kỹ thuật pha chế rượu…
Tại sao Barista lại trở thành xu hướng nghề nghiệp ở giới trẻ hiện nay?
Không phải tự nhiên mà Barista lại trở thành một nghề thu hút và hấp dẫn giới trẻ đến vậy. Cùng Minh Tiến Coffee tìm hiểu pha chế Barista là gì mà lại được các bạn trẻ yêu thích và theo đuổi đến vậy nhé!
1. Tính chất công việc và môi trường làm việc
Barista là một ngành nghề có hơi hướng của nghệ thuật. Trở thành một Barista chính hiệu là bạn có thể sống với đam mê nghệ thuật của mình, thỏa sức sáng tạo để tạo nên những sản phẩm mang phong cách thẩm mỹ và thương hiệu cá nhân vào từng tách cà phê. Chính khả năng sáng tạo bất tận cũng là một điểm thu hút lớn của nghề Barista đối với các bạn trẻ.
Nơi làm việc của một Barista tại những cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng cà phê. Đây là nơi có môi trường làm việc tự do, năng động, thoải mái, hiện đại chứ không gò bó như những công việc trong nhà nước hay khối văn phòng. Tính chất công việc như vậy thật sự rất phù hợp với lối sống của các bạn trẻ ngày nay, đặc biệt là những bạn có đam mê, yêu thích nghệ thuật.
Môi trường làm việc trẻ trung, năng động, không bị gò bó khiến các bạn trẻ thoải mái sáng tạo trong chính công việc của mình
2. Cơ hội việc làm và mức lương
Nhu cầu về nhân sự cho ngành pha chế ở Việt Nam đang ngày một lớn. Đây chính là những điều kiện thuận lợi vô cùng cho những người yêu thích và có niềm đam mê muốn trở thành Barista chuyên nghiệp.
Sự xuất hiện của các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Highlands, Starbucks, The Coffee House… là một trong những yếu tố tạo nên các cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn.
Với nhu cầu tuyển dụng như vậy nên với một Barista chuyên nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội nhận được những vị trí công việc phù hợp với chế độ đãi ngộ tốt, cơ hội thăng tiến và phát triển trong tương lai.
Bên cạnh việc ứng tuyển tại các vị trí việc làm ở các chuỗi thương hiệu nổi tiếng, các nhà hàng hay khách sạn… thì khi đã có kinh nghiệm chuyên môn tốt, bạn hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển được một thương hiệu cửa hàng cà phê cho riêng mình. Đây không chỉ là cơ hội để hiện thực hóa đam mê của bản thân mà còn tạo ra những cơ hội việc làm mới cho các Barista trẻ khác có cơ hội được học hỏi, được đào tạo để nối tiếp, phát triển nghề Barista.
Ngoài ra thì mức lương cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến mọi người quan tâm nhiều nhất khi bắt đầu bất kỳ một công việc nào phải không? Lý do nghề Barista được nhiều bạn trẻ theo đuổi như vậy cũng một phần bởi công việc này có mức lương khá lý tưởng.
Đối với một Barista mới ra nghề thì mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 4 đến 7 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào khả năng của bạn. Sau một khoảng thời gian đào tạo, rèn luyện và nâng cao tay nghề chuyên môn cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm, sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến lên những vị trí công việc cao hơn với mức lương cao hơn nữa.
Với vị trí công việc như Barista chuyên nghiệp, chuyên viên đào tạo pha chế hoặc quản lý thì mức thu nhập khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng là hoàn toàn dễ dàng.
Barista có cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập khá lý tưởng
3. Con gái có thể làm nhân viên Barista không?
Nghề pha chế nói chung và Barista nói riêng thường không yêu cầu về độ tuổi hay giới tính. Cho dù bạn là con gái hay con trai thì đều có thể làm việc ở lĩnh vực này chỉ cần có đam mê và yêu thích công việc pha chế.
Thực tế cho thấy có rất nhiều quán cà phê đã và đang tuyển dụng số lượng nhân viên nam nữ đồng đều nhau. Thậm chí, có rất nhiều bạn gái đã thành công khi theo đuổi sự nghiệp pha chế cũng như khẳng định được tay nghề của mình.
Barista là công việc không yêu cầu về độ tuổi hay giới tính. Vì vậy đừng ngần ngại khi mình là phái nữ, hãy tự tin thể hiện bản thân mình với công việc mà mình yêu thích.
Các kỹ năng quan trọng để trở thành Barista chuyên nghiệp
Để trở thành một Barista chuyên nghiệp không quá khó khăn tuy nhiên cũng đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để học tập và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc. Vậy có những kỹ năng nào cần thiết để trở thành một Barista chuyên nghiệp? Dưới đây là 8 kỹ năng quan trọng nhất.
1. Nắm được kiến thức về cà phê
Barista là những nghệ nhân pha chế cà phê, là những người tạo nên ly cà phê chuẩn vị, đẹp mắt nhất, vì vậy hơn ai hết, Barista phải là người am hiểu và có đầy đủ kiến thức chuyên môn liên quan đến cà phê, đặc biệt là các tính chất đặc thù của từng loại cà phê.
Cụ thể hơn, một Barista cần có những kiến thức như: lịch sử của từng dòng cà phê, đặc trưng hương vị của từng loại, nhận biết và phân biệt cà phê, phương pháp sơ chế cà phê như sấy – rang – nghiền, phương pháp pha chế cà phê đa dạng từ truyền thống đến hiện đại…
Chỉ khi bạn nắm được những kiến thức lý thuyết cơ bản về cà phê thì mới có thể pha chế được những ly cà phê thơm ngon đúng vị và làm hài lòng thực khách khi thưởng thức.
Barista phải là người am hiểu về cà phê, có nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến cà phê, đặc biệt là những tính chất và đặc trưng của từng dòng cà phê.
2. Có kỹ năng pha chế
Là một nhân viên pha chế chắc chắn cần phải có kỹ năng pha chế. Kỹ năng này là điều kiện tiên quyết và bắt buộc phải có.
Kỹ năng pha chế cà phê đối với một Barista yêu cầu:
- Nắm được các công thức pha chế về liều lượng, cách pha và cách kết hợp các loại nguyên liệu với nhau cho phù hợp và mang đến hiệu quả cao nhất; cách lựa chọn các loại tách/ly phù hợp với từng loại cà phê tương ứng…
- Sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ cho quá trình pha chế cà phê như máy xay, máy pha cà phê, máy đánh tạo bọt sữa…
- Nắm được các kỹ thuật xay, rang, nghiền, trộn, nén, tẩm ướp cà phê,..
- Có khả năng định lượng nhanh và chính xác được các thành phần nguyên liệu trong quá trình pha chế đồ uống.
- Có tư duy thẩm mỹ, khả năng sáng tạo tốt để tạo hình cho ly cà phê thành phẩm thêm phần bắt mắt, nghệ thuật.
Kỹ năng pha chế đối với Barista là kỹ năng tiên quyết và bắt buộc phải có
3. Trí nhớ tốt
Trí nhớ tốt không chỉ giúp cho Barista nhớ được các loại nguyên liệu, cách sơ chế và công thức pha chế đồ uống mà còn giúp họ không bỏ qua bất kỳ một yêu cầu nào từ phía khách hàng để làm hài lòng mọi thực khách, mang lại hiệu suất công việc cao nhất.
Ngoài ra, việc ghi nhớ thói quen và sở thích của một số khách hàng thân quen sẽ giúp Barista dễ dàng ghi điểm trong mắt khách hàng đó. Họ sẽ rất hài lòng và ấn tượng bởi sự quan tâm tinh tế của cửa hàng.
Trí nhớ tốt cũng rất quan trọng đối với người làm công việc Barista
4. Cảm nhận hương vị tốt
Khả năng thẩm định đồ uống hay cảm vị tốt là tiêu chuẩn nâng cao mà một Barista chuyên nghiệp cần có. Mọi thức uống trước khi được mang ra phục vụ khách hàng cần phải đảm bảo được yêu cầu chuẩn vị nhất. Để làm được điều này đòi hỏi Barista phải có khả năng cảm vị tốt tất cả các loại đồ uống mà mình đã làm ra để đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về hương vị – chất lượng và màu sắc.
Hơn thế nữa, khả năng cảm nhận hương vị tốt là một lợi thế giúp bạn có thể sáng tạo ra những loại đồ uống mới ngon hơn, độc đáo hơn.
5. Có năng khiếu và đôi bàn tay khéo léo
Năng khiếu nghệ thuật, tính thẩm mỹ và đôi bàn tay khéo léo là những điều cần có ở Barista chuyên nghiệp để có thể tạo ra được những ly cà phê tuyệt vời nhất đưa đến phục vụ khách hàng.
Để giữ chân được khách hàng thì đồ uống đòi hỏi không chỉ ngon mà còn cần được thổi hồn như những tác phẩm nghệ thuật. Việc “vẽ” trực tiếp lên bề mặt của ly cà phê không cho phép các Barista phạm lỗi. Do vậy, chỉ khi trang bị đầy đủ những kỹ năng này Barista mới đảm bảo được sự thành công khi trang trí mọi tách cà phê theo yêu cầu của các vị khách.
Tách cà phê không chỉ cần ngon mà còn phải được thổi hồn như những tác phẩm nghệ thuật.
6. Sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận
Nghề Barista nói riêng và các nghề pha chế khác nói chung cực kỳ đề cao sự tỉ mỉ, cẩn thận. Chỉ cần lỡ tay cho nhiều hơn hoặc ít hơn một thành phần nào đó so với công thức ban đầu thì thức uống thành phẩm sẽ thành một loại khác và không còn chuẩn vị nữa.
Yêu cầu đặt ra cho mỗi Barista trong quá trình làm việc luôn cần chú ý từng khâu pha chế, từ việc đong đếm nguyên vật liệu cho đến điều chỉnh các loại máy móc để pha được một tách cà phê và tạo hình nghệ thuật lên đó.
Ngoài ra, Barista cũng nên chú ý đến vấn đề vệ sinh khu vực mình làm việc cũng như chất lượng của nguyên vật liệu và dụng cụ pha chế. Như vậy mới đảm bảo được mọi thứ luôn sạch sẽ và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của tách cà phê thành phẩm.
Điều cần thiết không thể bỏ qua đó là phải đảm bảo vệ sinh
7. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng
Barista cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng trong đó đặc biệt nhất là những người hứng thú và thích ngồi tại quầy pha chế theo dõi cách pha chế của các Barista. Do đó, bạn cần biết cách giao tiếp với khách hàng, sẵn sàng tư vấn và giới thiệu cho họ những thức uống phù hợp, chia sẻ và giải đáp các thắc mắc của họ về các loại đồ uống cũng như những câu chuyện thú vị xung quanh món đồ uống mà bạn phục vụ.
Ngoài ra, khi gặp những sự cố hay vấn đề bất ngờ khác xảy đến, Barista cũng cần phải khéo léo khi giải quyết vấn đề để xử lý tốt các tình huống và làm hài lòng khách hàng.
Barista cần biết cách giao tiếp với khách hàng, sẵn sàng tư vấn và giới thiệu cho khách hàng những món đồ uống phù hợp
8. Kỹ năng làm việc nhóm
Ngoài những kỹ năng nêu trên thì kỹ năng làm việc nhóm cũng là một trong những kỹ năng cần thiết mà một Barista chuyên nghiệp nên rèn luyện. Barista cần biết tổ chức, sắp xếp và điều phối công việc. Đặc biệt vào những thời điểm đông khách, các Barista phải biết phối hợp làm việc một cách ăn ý và nhịp nhàng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và nhanh nhất, hạn chế phạm lỗi và chậm trễ.
Kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng
Qua bài viết hôm nay của Minh Tiến coffee đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Barista là gì và các thông tin liên quan đến công việc đầy sáng tạo này. Hãy thử trải nghiệm nếu bạn có hứng thú với công việc này nhé, biết đâu bạn sẽ phát triển thành những người pha chế tài hoa trong tươi lai không xa?
Bài cùng chuyên mục :