Sữa đậu nành có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng, đây là thức uống quen thuộc trong thực đơn của nhiều gia đình. Ngày nay, các loại sữa đậu nành được bán ở nhiều nơi trên thị trường, thậm chí ở khắp các vỉa hè, con phố… tuy nhiên, chất lượng và độ an toàn thì không ai dám đảm bảo. Vì vậy, thay vì chọn mua các sản phẩm có sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà với công thức, cách làm sữa đậu nành ngon như Minh Tiến Coffee sẽ chia sẻ sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của mình nhé!
Cùng tìm hiểu về cách làm sữa mầm đậu nành tại nhà qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành đối với sức khỏe
Đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành có chứa nhiều protein và các khoáng chất có lợi giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường và phòng chống mắc bệnh ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, sữa đậu nành so với sữa ở động vật thì ít chất béo hơn, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thế nhưng lại không ảnh hưởng đến cân nặng. Thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành còn giúp bạn có một làn da sáng khỏe, trẻ trung và hỗ trợ bổ sung nội tiết tố ở phụ nữ, đặc biệt có lợi cho các chị em phụ nữ muốn cải thiện vóc dáng cũng như số đo vòng một.
Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân. Ngoài ra còn đặc biệt tốt với chị em phụ nữ muốn cải thiện vóc dáng và tăng số đo vòng một
Kinh nghiệm để làm sữa đậu nành ngon
Sữa đậu nành là đồ uống có chứa nhiều chất dinh dưỡng lại thích hợp sử dụng cho cả mùa đông và mùa hè. Tuy nhiên, sữa đậu nành lại không để được lâu. Các hàng rong thường chứa sữa đậu nành trong các thùng nhựa để giữ nóng tới khi bán cho khách hàng. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh nên sữa đậu nành thường hay nhiễm khuẩn. Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha thêm vào các loại hương liệu thơm giống như mùi đậu nành và sử dụng chất bảo quản (E451, 460, 466, 407, 500ii, 471…), tiệt trùng. Tuy nhiên, sữa đậu nành đóng hộp uống không ngon. Một số kinh nghiệm như sau sẽ giúp các chị em làm được sữa đậu nành tại nhà thơm ngon, đảm bảo sức khỏe:
1. Mua và bảo quản đậu nành
Hạt đậu nành có chứa nhiều chất nên cần được bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, tại các cửa hàng ở chợ và các siêu thị thường chỉ sử dụng chậu nhựa để đựng hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng khi mua về lại bảo quản một cách sơ sài, hạt đậu nành khi tiếp xúc ngoài không khí một thời gian sẽ bị hơi nước xâm nhập làm biến chất khiến hạt đậu hút ẩm càng nhiều sẽ càng cứng. Bởi vậy, khi mua hạt đậu nành, người tiêu dùng cần xem các thông tin về ngày đóng gói. Không nên mua các loại để trong chậu mặc dù vỏ ngoài vẫn đẹp nhưng bên trong có thể đã biến chất. Nên mua ở những chỗ quen biết hoặc tìm mua những hạt đậu nành có đóng gói được hút chân không, có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in rõ ràng hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ. Sau khi mua về nên để vào lọ thủy tinh hoặc túi ni lông bọc kín miệng để bảo quản.
Nên mua những loại hạt đậu nành được bọc trong túi nilon có hút chân không, có ghi rõ ràng hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ
2. Ngâm và xử lý bọt đậu nành
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn các tạp chất, chúng tạo ra bọt làm cho sữa đậu nành không ngon và mau chóng hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ lớp bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là sử dụng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn trong suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua có thể tràn ra ngoài mà không bị ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp cho đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua ở mức thấp. Áp dụng kỹ thuật, chúng ta nên làm như sau:
Bước 1: Đong đậu nành và cho vào nồi to, dùng nước vòi xả mạnh để bọt và các hạt lép hay hạt mốc nổi lên, sau đó lựa hết ra ngoài.
Bước 2: Đợi cho bọt ra hết mới bắt đầu thực hiện ngâm. Nên sử dụng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua sẽ giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5 đến 10 lít nước. Không ngâm trong nước nóng, không đậy nắp, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo. Thời gian ngâm khi mùa hè từ 6 đến 8 tiếng, mùa đông từ 8 đến 10 tiếng. Trung bình cứ 2 đến 3 tiếng thì thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Bước 3: Ngâm xong thì gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh nước để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ đậu nành. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào bên trong thịt của hạt đậu nành.
Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3 đến 4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa sử dụng nên cho xấp nước, đặt vào trong ngăn mát của tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra sử dụng cần phải thay nước, xả kỹ lớp bọt rồi mới tiến hành xay. Làm như vậy sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian.
Xử lý kỹ lớp bọt giúp hạt đậu nành ngon và lâu bị hỏng hơn
3. Xay và đun chín sữa
Sau khi đã ngâm và bóp vỏ, cho hạt đậu nành vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml nước, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Cho nước từ từ sẽ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp đó là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa thêm 1100ml nước còn lại. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu và bỏ đi phần bã. Cho nước đậu vào nồi đun nhỏ lửa trên bếp. Sau khoảng 20 đến 25 phút khi nước đậu đã chín là có thể uống nóng. Nhiều gia đình lựa chọn mua sản phẩm máy làm sữa đậu nành Hàn Quốc có thể xay mịn để uống ngay không cần lọc, máy còn làm được cả đậu phụ và tào phớ cũng rất ngon.
Lưu ý: Khi đun sữa nên đặt một tấm sắt phía trên lửa rồi đặt nồi đậu nành lên phía trên của tấm sắt, vặn nhỏ lửa, thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu chín nhưng không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra và hớt sạch bọt đi rồi bắc lên đun tiếp 2 đến 3 lần. Nguyên liệu phụ có thể cho thêm vào lúc đun nước đậu. Có thể sử dụng 5 đến 10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3 đến 5 thìa mè đen (vừng đen). Như vậy sẽ tạo nên ly sữa đậu nành có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Ngoài ra có thể cho thêm lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.
Nguyên liệu phụ như lá dứa có thể thêm vào khi đun nước đậu
Những cách làm sữa đậu nành ngon
1. Cách nấu sữa đậu nành chuẩn vị
Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi thực hiện cách làm sữa đậu nành nguyên chất :
- Đậu nành hạt: 400g
- Nước lọc: 1,2l
- Đường cát
- Máy xay
- 1 miếng vải xô hoặc tấm lọc mịn
Các bước làm sữa đậu nành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Để món sữa đậu nành được thơm ngon ngay từ khâu chuẩn bị phải lựa chọn nguyên liệu chuẩn. Đậu nành phải lựa chọn loại ngon, hạt căng tròn đều và không bị sâu hay mốc. Sau khi mua về cần phải ngâm nước qua đêm để hạt đỗ mềm hơn, nhanh chóng nhừ khi đun nấu.
Một lưu ý quan trọng là lượng nước ngâm đỗ cần gấp 3 đến 4 lần lượng đỗ, để hạt đỗ nở đều và thời gian ngâm chỉ trong khoảng 7 đến 8 tiếng, tránh việc ngâm nước lâu khiến đỗ bị chua.
Sau khi ngâm đỗ, cần đổ đỗ ra một chiếc rỗ và vò mạnh tay dưới vòi nước để có thể đãi sạch vỏ. Đồng thời nhặt bỏ sạn và hạt lép còn sót lại trong đỗ trước khi nấu để nước thành phẩm thu được sẽ thơm mịn. Sau đó đổ ra rổ để cho đậu nành được ráo nước.
Tiếp theo, chia đỗ làm các phần và cho vào máy xay sinh tố tiến hành xay mịn. Vì hạt đỗ tương khá cứng nên nhớ thêm vào một chút nước để lưỡi xay quay được dễ dàng hơn.
Bước 2: Thực hiện nấu sữa
Sau khi đã xay mịn đỗ tương, cần chuẩn bị một chiếc xô, dưới xô có một chiếc bát tô to để hứng rồi đổ từ từ đỗ tương đã xay vào, vắt kiệt để thu được nước cốt.
Phần nước cốt thu được đổ vào một chiếc nồi sạch và đun dưới lửa vừa. Trong lúc đun luôn phải khuấy đều để phần nước không bị kết mảng lại. Đồng thời, cần thường xuyên vớt lớp bọt khí bỏ đi để sữa được mịn và không bị cặn. Khi nước sôi cần hạ nhỏ lửa để không bị tràn và khuấy đều thêm 2 phút nữa thì bắc xuống.
Khi sữa nguội bớt thì cho thêm lượng đường vừa đủ và sử dụng ngay khi còn nóng hoặc thêm đá nếu muốn dùng sữa lạnh nhé!
Cách làm sữa đậu nành tại nhà đơn giản với máy xay sinh tố
2. Cách nấu sữa đậu nành mè đen
Vừng đen (mè đen) là nguyên liệu để chế biến ra các món ăn vặt (như chè mè đen) phổ biến bởi hương vị dễ ăn, dễ chế biến, lại có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe. Cách nấu sữa đậu nành với mè đen giúp tăng cường nhiều dưỡng chất cho cơ thể để hoạt động hiệu quả hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu nành: 25-g
- Mè đen: 30g
- Lá dứa: 7 lá
- Đường trắng: 2 muỗng
- Sữa đặc: 1 muỗng
- Muối: ½ muỗng
- Nước: 2l
Hướng dẫn làm sữa đậu nành mè đen thơm ngon
- Đậu nành ngâm qua đêm trong khoảng 8 tiếng, sau đó rửa lại với nước để loại bỏ đi những hạt sâu, hạt nổi. Vớt đậu nành ra và để ráo. Mè đen đem rửa sạch, phơi khô và rang khoảng 2 phút trên bếp (nếu sử dụng bột mè đen thì bỏ qua bước này)
- Cho đậu nành và mè đen đã rang vào máy xay và xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra để lọc lấy nước.
- Bắc nồi lên bếp rồi cho lá dứa rửa sạch và thêm vào một ít muối. Cho thêm 1,5 lít nước rồi cho cùng nước cốt đậu nành và mè đen vừa lọc vào. Bật bếp lên và đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.
- Đun được 20 phút thì cho sữa đặc và đường vào rồi tiếp tục đun thêm 10 phút nữa trước khi tắt bếp. Để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng. Cách này giúp bảo quản sữa được lâu hơn.
Cách nấu sữa đậu nành mè đen tốt cho sức khỏe
3. Cách nấu sữa đậu nành lá dứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu nành hạt : 800g
- Lá dứa: từ 3 đến 4 lá
- Đường cát
- Nước đun sôi để nguội
- Máy xay sinh tố
- Vải xô dùng để lọc
- Bình đựng
- Cốc định lượng
Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
Bước 1: Sơ chế đậu nành
- Đậu nành trước khi đem đi nấu cần phải được ngâm ít nhất là 6 tiếng đồng hồ để hạt đậu nở mềm dễ tách vỏ hơn. nếu gặp thời tiết mưa hoặc lạnh thì thời gian để ngâm sẽ lâu hơn.
- Đậu sau khi ngâm đem vò dưới nước nhiều lần để tuốt được sạch vỏ, phần hạt để ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Thực hiện xay đậu
- Tiếp đó, cho từng phần đậu nành thêm một chút nước vào máy xay sinh tố. Vì hạt đậu rất cứng nên cứ xay được khoảng 30 giây thì nên để máy dừng nghỉ tránh để nóng máy. Có thể thêm lạc hoặc mè trắng để sữa được ngậy và thơm ngon hơn. Phần hạt đậu xay xong sẽ chuyển mịn, để riêng ra tô tô và tiến hành lọc.
- Nếu không có máy làm sữa đậu chuyên nghiệp thì có một chiếc máy xay sinh tố thông thường cũng giúp chúng ta rất nhiều rồi.
Bước 3: Thực hiện nấu
- Từ từ đổ phần đậu xay vào vải xô phía bên dưới có hứng bình đựng. Bóp mạnh tay để vắt được kiệt phần sữa.
- Phần sữa thu được đem đổ vào một chiếc nồi và đun sôi trên bếp. Trong quá trình đun nếu cảm thấy sữa quá đặc có thể thêm một chút nước nhưng không nên cho thêm nước lọc nhiều sẽ khiến sữa bị loãng, mất chất.
- Khuấy đều tay và hớt đi lớp bọt để sữa không bị kết váng hay đục. Khi nồi sữa sôi thì vặn nhỏ lửa và nấu thêm một lát rồi tắt bếp.
- Cuối cùng, thêm đường vào sữa và khuấy cho đường tan. Lượng đường có thể cân đối với khẩu vị của gia đình.
Bước 4: Dùng lá dứa để tạo nên mùi thơm
- Lá dứa rửa sạch, buộc thắt nút lại rồi cho vào nồi nấu sữa đậu. Lá dứa sẽ giúp sữa đậu nành có mùi thơm hơn và hương vị dễ uống. Sau khi cho lá dứa vào khoảng 10 đến 15 phút thì vớt lá dứa ra để tránh bị đắng sữa. Không nên cho thêm sữa tươi hay sữa đặc bởi sẽ làm thay đổi hương vị nguyên bản tự nhiên của sữa đậu nành.
- Sữa đậu nành thường rất dễ uống, uống lúc nóng hay lạnh đều ngon. Nếu uống lạnh nên để sữa ngọt hơn để khi đá tan ra sẽ vừa miệng, không bị loãng quá.
Cách làm sữa đậu nành bằng máy cùng lá dứa
4. Cách nấu sữa đậu nành đậu phộng
Đậu phộng được biết đến là loại thực phẩm dồi dào chất béo, protein và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Thành phần của chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kali, photpho, Magie,… Dù có chứa lượng calo cao nhưng đậu phộng lại chứa rất ít carbohydrate. Điều này giúp giảm đi nỗi lo về vấn đề cân nặng của chị em. Ngoài những cách làm sữa đậu phộng đơn giản, bạn có thể thêm vào một số thành phần để làm thành món tráng miệng hấp dẫn như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Đậu nành: 200g
- Đậu phộng: 20g
- Mè trắng: 30g
- Đường trắng: 50g
Cách làm sữa đậu nành ngon đậu phộng
- Đậu nành mang đi rửa sạch, nhặt bỏ những hạt nổi và sâu rồi vào vào ngâm trong nước từ 6 đến 8 tiếng để hạt được nở đều. Như những lưu ý phía trên, nên ngâm đậu qua đêm để không bị chua mà còn tiết kiệm được thời gian. Mè cho lên bếp và rang sơ qua khoảng 3 phút. Tương tự như vậy, đậu phộng cũng bắc lên bếp rang rồi bóc vỏ.
- Sau đó cho cả hai nguyên liệu cùng với đậu nành và 1l nước lọc vào máy và xay nhuyễn.
- Đỗ hỗn hợp vào nồi đun với lửa vừa. Khuấy đều tay để đậu không lắng xuống đáy nồi sẽ cháy. Hỗn hợp sôi thì tắt bếp để hơi nguội, rồi dùng vải sạch lọc lấy nước. Tiếp đến cho thêm 500ml nước vào bã đậu vừa lọc để tiếp tục lọc thêm lấy nước.
- Đặt hỗn hợp vừa lọc lên bếp đun thêm cho sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Khi thưởng thức có thể cho thêm lượng đường hoắc đá tùy thích.
Cách làm sữa đậu nành nguyên chất cùng đậu phộng thơm ngon
5. Cách nấu canh miso sữa đậu nành
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt bò: 500g
- Nấm kim châm: 100g
- Nấm đông cô: 100g
- Bắp cải: ½ cây
- Đậu hũ non: 100g
- Hành boa rô: 1 cây
- Nước dùng dashi: 1l
- Rượu Sake: 60ml
- Sữa đậu nành không đường: 480ml
- Rượu Mirin: 60ml
- Canh tương Miso: 4 muỗng
- Thêm hải sản, cá viên và rau củ tùy thích
Cách nấu canh sữa đậu nành:
- Đặt nồi lên bếp cho vào lần lượt 1 lít nước dùng Dashi, rượu mirin, rượu sake, sữa đậu nành và canh tương Miso cùng hành boa rô cắt nhỏ. Để lửa lớn cho đến khi nước sôi và văn nhỏ lại đun. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Bắp cải cần cắt khúc, rửa sạch và để cho ráo nước. Nấm đông cô, nấm kim châm bỏ gốc và rửa sạch. Thịt bò cũng rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
- Cho nguyên liệu nấu súp canh Miso ra đĩa và đặt lên bàn ăn. Nước dùng sôi thì nhúng rau và thịt vào. Ăn đến đâu thì nhúng đến đó để rau không bị quá nhừ.
Canh Miso sữa đậu nành
6. Cách nấu sữa đậu nành gạo lứt
Bí đỏ là một loại thực phẩm giàu chất oxy hóa và có chứa nhiều vitamin giúp dưỡng da và cải thiện thị lực một cách đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cùng đậu nành, gạo lứt để tăng hương vị cho món ăn, thức uống.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu nành: ½ chén
- Bí đỏ: 100g
- Gạo lứt: ½ chén
Cách làm nước đậu nành gạo lứt:
- Đậu nành sau khi đã rửa sạch thì nhặt hạt nổi, hạt hỏng, sau đó cho vào thau nước ngâm cùng với gạo lứt. Để ngâm qua đêm hoặc ngâm từ 6 đến 8 tiếng. Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt lát nhỏ.
- Sau khi ngâm đủ lượng thời gian, vớt đậu và gạo ra rửa lại rồi cho vào máy làm sữa đậu nành cùng với bí đỏ. Cách này làm theo hướng dẫn của máy là được. Tuy nhiên, nếu không có máy làm sữa đậu nành, có thể cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Dùng vải sạch để lọc lấy nước cốt và tiếp tục cho nước lọc vào phần bã để lọc thêm lấy nước. Phần hỗn hợp sau khi lọc cho vào nồi và nấu chín. Vặn lửa vừa và khuấy đều tay để sữa không bị váng.
- Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp rồi đổ sữa ra ngoài, cho thêm đường hoặc đá và thưởng thức.
Cách nấu sữa đậu nành gạo lứt
Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
- Không uống sữa đậu nành khi đói bụng nếu không sẽ gây kích thích đến dạ dày
- Để sữa đậu nành có màu đẹp, bạn nên sử dụng đường trắng thay vì đường vàng hay đường nâu.
- Sữa đậu nành thích hợp dùng vào bữa sáng, kèm cháo hoặc bánh bao đều rất ngon.
- Sữa đậu nành rất tốt nhưng uống nhiều cùng trong một thời điểm có thể khiến cơ thể bị quá tải.
- Các loại sữa hạt như đậu nành không nên sử dụng kèm các loại hoa quả như dâu, chuối, dưa hấu… vì sẽ gây đầy bụng.
Cách làm sữa đậu nành tại nhà rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, tuy nhiên vẫn cần nắm được một số lưu ý để có thể sử dụng đậu nành tốt nhất nhé!
Qua bài viết trên, Minh Tiến Coffee đã chia sẻ cho các bạn biết các cách làm sữa đậu nành. Chúng thật đơn giản và dễ làm phải không? Không cần nguyên liệu rườm rà, cách chế biến cũng không cầu kỳ, chỉ khoảng 30 phút là bạn để có ngay một ly sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng rồi. Hãy sử dụng mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt còn giữ dáng đẹp da. Hãy nhanh chân vào bếp và thử làm ngay để thưởng thức nhé!
Bài cùng chuyên mục :
Uống Cà Phê Sữa Có Tăng Cân, Béo không? Bí Quyết Giảm Cân Hiệu Qủa